Băng tải xích tải Filter lọc bụi sơn tĩnh điện Hệ thống sơn tĩnh điện bANNER bếp hồng ngoại 1602 hệ thống phun sơn linh kiện súng sơn tĩnh điện súng phun sơn tĩnh điện thùng chứa sơn inox
Hỗ trợ trực tuyến
  • image
    Tư vấn - Kinh Doanh
    Call: 0903 052 038 (Tp.HCM)
  • Email: congtyhangtin@gmail.com
Liên Kết Website

Calendar

Thống kê truy cập:

126761

 Hôm nay: 8
 Hôm qua: 48
 Trong tuần: 95
 Trong tháng: 319
 Trong năm: 14106
 Tổng số: 126761
Đang Trực Tuyến: 1

Đặc điểm lịch sử ngành sơn Việt Nam

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ NGÀNH SƠN VIỆT NAM

 

 

  1. Giới thiệu chung [1,2,3]

Sơn (hoặc có thể gọi là chất phủ bề mặt) được dùng để trang trí mỹ thuật hoặc bảo vệ các bề mặt vật liệu cần sơn.

Sơn đã được loài người cổ xưa chế biến từ các vật liệu thiên nhiên sẵn có để tạo các bức tranh trên nền đá ở nhiều hang động nhằm ghi lại hình ảnh sinh hoạt cuộc sống thường ngày mà ngành khảo cổ học thế giới đã xác định được niên đại cách đây khoảng 25.000 năm.

Ai Cập đã biết chế tạo sơn mỹ thuật từ năm 3000 – 600 trước công nguyên

Hy Lạp và La Mã đã chế tạo sơn dầu béo vừa cò tác dụng trang trí vừa có tính chất bảo vệ các bề mặt cần sơn trong thời kỳ năm 600 trước công nguyên đến năm 400 sau công nguyên và mãi đến thế kỷ 13 sau công nguyên các nước khác của Châu Âu mới biết đến công nghệ sơn này và đến cuối thế kỷ 18 mới bắt đầu có các nhà sản xuất sơn chuyên nghiệp do yêu cầu về sơn tăng mạnh.

Cuộc cách mạng kỹ thuật của thế giới đã tác động thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sơn từ thế kỷ 18 nhưng chất lượng sơn bảo vệ và trang trí vẫn chưa cao vì nguyên liệu chế tạo sơn đi từ các loại dầu nhựa thiên nhiên và các loại bột màu vô cơ có chất lượng thấp

Ngành công nghiệp sơn chỉ có thể phát triển nhảy vọt khi xuất hiện trên thị trường các loại nhựa tổng hợp tạo màng sơn cùng với các loại bột màu hữu cơ chất lượng cao và nhất là sự xuất hiện của sản phẩm bột màu trắng đioxit titan (TiO2) là loại bột màu chủ đạo, phản ánh sự phát triển của công nghiệp sơn màu

Các mốc phát triển công nghiệp sơn (được khởi đầu từ thế kỷ 20 đến cuối thế kỷ 20) có thể được phản ánh như sau:

-          Năm 1923: nhựa Nitrocellulose, alkyd

-          Năm 1924: Bột màu TiO2

-          Năm 1928: Nhựa Phenol tan trong dầu béo

-          Năm 1930: Nhựa Amino Urea Formaldehyde

-          Năm 1933: Nhựa Vinyl Clorua đồng trùng hợp

-          Năm 1934: Nhựa nhũ tương trong gốc dầu

-          Năm 1936: Nhựa Acrylic nhiệt rắn

-          Năm 1937: Nhựa Polyurethan

-          Năm 1939: Nhựa Amino melamin Formaldehyde

-          Năm 1944: Sơn gốc Silicone

-          Năm 1947: Nhựa Epoxy

-          Năm 1950: Nhựa PVA và Acrylic laquer

-          Năm 1955: Sơn bột tĩnh điện

-          Năm 1958: Sơn xe hơi gốc Acrylic laquer

        Sơn nhà gốc nhựa latex

-          Năm 1960: Sơn công nghiệp gốc nước

-          Năm 1962: Sơn điện di kiểu Anode

-          Năm 1963: Sơn đóng rắn bằng tia EB và UV

-          Năm 1971: Sơn điện di kiểu catode

Trong tương lai, thách thức của ngành công nghiệp sơn toàn cầu phải giải quyết bài toán quen thuộc là tìm được giải pháp cân bằng giữa một bên là sức ép về chi phí của năng lượng, nguyên liệu và đáp ứng quy định luật an toàn môi trường của chính phủ với một bên là yêu cầu của thị trường là chất sơn phải hoàn hảo với giá cả tốt nhất. Các thách thức này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành sơn công nghiệp thế giới nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới và sản phẩm mới đó chắc chắn cũng là tác động tích cực đối với sự phát triển hơn nữa của ngành công nghiệp này

Ở Việt Nam, cha ông ta từ gần 400 năm trước đã biết dùng sơn ta từ cây sơn mọc tự nhiên chế biến thành sơn trang trí và bảo vệ cho chất lượng gỗ của các pho tượng thờ, các tấm hoành phi câu đối “sơn son thiếp vàng”, lớp sơn bảo vệ này chất lượng hầu như không thay đổi sau hàng trăm năm sử dụng, sơn ta đến nay vẫn được coi là nguyên liệu chất lượng cao dùng cho ngành tranh sơn mài được ưa chuộng cả trong và ngoài nước hoặc một số loại dầu béo như: dầu chẩu và dầu lai hoặc nhựa thông từ cây thông ba lá mọc tự nhiên tại Việt Nam, từ lâu đã được người dân chế biến thành dầu bóng (clear – varnish) gọi nôm na là “quang dầu” dùng trang trí và bảo vệ cho “nón lá” hoặc “đồ gỗ”, nội ngoại thất.

Tuy nhiên, việc sử dụng sơn nói trên chỉ mang tính chất tự phát từ nhu cầu đời sống thường ngày, đến năm 1913 - 1914 ở Việt Nam mới xuất hiện một xưởng sơn dầu ở Hải Phòng do người Pháp mở mang nhãn hiệu TESTUDO , tiếp sau đó vài năm hãng sơn Việt Nam đầu tiên “Công ty sơn Nguyễn Sơn Hà” được thành lập và tiếp theo có các hãng sơn ở Hà Nội là Thăng Long, Gecko. Trong đó cần chú ý là loại sơn RESISTANCO của hãng sơn Nguyễn Sơn Hà rất được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, đây có thể nói là hãng sơn đầu tiên lớn nhất tại Việt Nam lúc ấy và còn để lại giấu ấn lịch sử tới ngày nay là Công ty cổ phần sơn Hải Phòng phát triển từ mảnh đất mang tên Xí nghiệp sơn Phú Hà (hậu duệ sau này của ông Nguyễn Sơn Hà). Vì vậy có thể nói rằng: ông Nguyễn Sơn Hà chính là ông tổ ngành sơn Việt Nam

 

  1. Lịch sử phát triển ngành sơn Việt Nam

Ngành công nghiệp sơn Việt Nam có thể lấy điểm khởi đầu phát triển là năm 1914 -1920 với sự xuất hiện của một số xưởng sơn dầu tại Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là công ty sơn của ông Nguyễn Sơn Hà – ông tổ ngành sơn Việt Nam.

Tuy nhiên do bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam mãi đến năm 1975 mới thực sự là một quốc gia độc lập và thống nhất lãnh thổ và có đầy đủ điều kiện phát triển kinh tế xã hội và từng bước phát triển ngành sơn Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn sau:

2.1.           Giai đoạn 1914 – 1954: có 3 hãng sơn lớn của người Việt Nam tại 3 khu vực thành phố lớn là:

·  Hà Nội: Công ty sơn Thái Bình – Cầu Diễn, Hà Nội (sau này Công ty Hóa chất sơn Hà Nội và hiện nay là Công ty cổ phần Hóa chất Sơn Hà Nội)

·  Hải Phòng: Công ty Sơn Nguyễn Sơn Hà – sau này đổi tên là Công ty Sơn Phú Hà (hậu duệ của ông Nguyễn Sơn Hà) và hiện nay là Công ty cổ phần sơn Hải Phòng.

·  Sài Gòn (sau này là Thành phố Hồ Chí Minh): Công ty sơn Bạch Tuyết do ông Bùi Duy Cận (một cộng tác viên của ông Nguyễn Sơn Hà) vào Nam sáng lập, hiện nay là Công ty cồ phần sơn Bạch Tuyết.

Giai đoạn này, sản phẩm chủ yếu là sơn dầu, sơn alkyd gốc dung môi với công nghệ đơn giản, chất lượng sơn không cao chủ yếu phục vụ cho yêu cầu sơn trang trí xây dựng, các loại sơn công nghiệp chất lượng cao đều nhập khẩu.

Ngoài ra trong vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp cũng có cơ sở sản xuất sơn của Việt Namnhưng sản phẩm chủ yếu là sơn dầu từ nguyên liệu thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam như: nhựa thông, dầu chẩu…

2.2.           Giai đoạn 1954 – 1975: Bối cảnh lịch sử đất nước tạm thời chia cắt 2 miền Bắc – Nam với chế độ chính trị khác nhau và do đó điều kiện phát triển kinh tế (trong đó bao gồm cả phát triển ngành sơn) khác nhau, cụ thể là:

a – Miền Bắc: có 3 nhà máy sơn Nhà nước quy mô sản xuất công nghiệp là:

Ø            Nhà máy Sơn Tổng Hợp Hà Nội (mới thành lập) do Tổng cục hóa chất quản lý

Ø            Nhà máy Hóa chất Sơn Hà Nội (trước đây là Công ty Sơn Thái Bình – Cầu Diễn) do sở công nghiệp Hà Nội quản lý.

Ø            Nhà máy Sơn Hải Phòng (trước đây là xí nghiệp sơn Phú Hà) do Sở Công nghiệp Hải Phòng quản lý.

Sản phẩm chính là sơn dầu nhựa thiên nhiên trong nước sơn Alkyd (nhập cảng nguyên liệu nhựa alkyd) ứng dụng chủ yếu cho công nghiệp dân dụng và trang trí, chất lượng chưa cao, công nghệ lạc hậu, số lượng sản xuất còn thấp không đáp ứng đủ yêu cầu (do hạn chế nhập khẩu nguyên liệu vì nguồn ngoại tệ không đủ đáp ứng)

b- Miền Nam: Có 16 hãng sơn lớn nhỏ sản xuất đủ các loại sơn tổng sản lượng # 7.000 tấn/năm (theo số liệu của Tổng Cục Hóa Chất – 28/4/1976)

Các nguyên liệu sản xuất phần lớn đều nhập khẩu có chất lượng cao, công nghệ hiện đại theo thời điểm 1960, có thể kể các nhà máy lớn và các sản phẩm tiêu biểu:

Ø      Nhà máy sơn Bạch Tuyết và Huệ Phát (nay là Công ty sơn Bạch Tuyết): sản phẩm chủ yếu là sơn alkyd dùng cho ngành xây dựng và 1 lượng không lớn sơn Epoxy.

Ø      Nhà máy sơn Á Đông, Á Châu, Việt Điểu, Vĩnh Phát: Sau năm 1975, các nhà máy này có công ty sơn chất dẻo Tổng cục Hóa chất quản lý sát nhập lại gọi là Xí nghiệp sơn Á Đông và hiện nay là Công ty cổ phần Sơn Á Đông, sản phẩm chủ yếu là sơn dầu, sơn alkyd và sơn nước cho ngành sơn trang trí xây dựng.

Một số nhà máy sơn khác chuyên sản xuất các loại sơn công nghiệp chất lượng cao là sơn gỗ khô nhanh gốc N/C (nitrocellose), sơn tân trang xe hơi, sơn tàu biển…trong các hãng sơn này còn một hãng sơn tuy nhỏ nhưng vẫn còn tồn tại đến nay là Công ty sơn Tứ Tượng, còn lại từ sau 1980 các hãng sơn nhỏ có tiếng tăm về sơn như: Laphale`ne, Durico, Tân Chánh Hưng đều giải thể.

2.3.           Giai đoạn 1976 – 1989

Đặc điểm phát triển của ngành sơn giai đoạn này mang dấu ấn khó khăn chung của nền kinh tế sau chiến tranh thống nhất đất nước. Đó là thời kỳ kinh tế bao cấp, mặc dầu đến năm 1986 nền kinh tế đã bắt đầu khởi động phát triển với mức đột phá “đổi mới” nhưng ngành công nghiệp sơn vẫn còn phát triển trì trệ mãi đến năm 1989.

·              Sản phẩm sơn tiêu thụ trong nước chỉ có sơn dầu, hoàn toàn không có sơn nước, nhà cửa và công trình xây dựng chỉ được trang trí bằng quét nước vôi màu.

·              Các loại sơn nhựa tổng hợp có chất lượng cao và tốt dùng cho ngành công nghiệp gốc Alkyd, Epoxy…chỉ được sản xuất số lượng ít theo hạn mức ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu.

·              Các loại sơn gốc dầu nhựa thiên nhiên có chất lượng thấp được sản xuất với số lượng nhiều hơn sơn nhựa tổng hợp vì nguồn cung cấp nhựa tạo màng có sẵn trong nước khá dối dào và rẻ tiền như: nhựa thông, chai cục.Tuy nhiên sản lượng sơn sản xuất ra cũng bị hạn chế vì không đủ đáp ứng số nguyên liệu quan trọng khác của ngành sơn như dung môi, bột màu…cần nhập khẩu bằng ngoại tệ.

Tóm lại đặc điểm phát triển của công nghiệp sơn trong giai đoạn này là:

-          Tổng sản lượng sơn chỉ đạt mức dưới 10.000 tấn/năm cung không đủ cầu, những loại sơn có chất lượng tốt đều phân phối theo chỉ tiêu và giá bao cấp do Nhà nước quản lý, những loại sơn có chất lượng không cao (kiểu sơn dầu) cũng được phân phối “nới” rộng hơn, nhưng nghiêng về cơ chế hành chính “xin và cho” với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng từ cơ quan quản lý và phân phối của Nhà nước.

-          Số lượng công ty, xí nghiệp sản xuất sơn đều thuộc quyền sở hữu Nhà nước: Ở miền Bắc vẫn có 3 công ty sơn (2 ở Hà Nội và 1 ở Hải Phòng) như giai đoạn 1954 – 1975, có thêm 1 xưởng nhỏ sản xuất sơn của hải quân; Ở miền Trung có một xí nghiệp sơn nhỏ của Công ty kỹ thuật hóa chất Đà Nẵng thuộc Tổng Cục Hóa Chất; Ở miền Nam có một Công ty sơn Đồng Nai (cải tạo từ hãng sơn tư nhân Hồng Phát lập từ đầu năm 1975 chưa kịp sản xuất) do Sở công nghiệp Đồng Nai sở hữu.

+ Bốn xí nghiệp sơn lớn thuộc sở hữu Nhà nước là Công ty Sơn chất dẻo: Á Đông, Vĩnh Phát, Việt Điểu (sau này sát nhập lại lấy tên chung là Nhà máy sơn Á Đông)

+ Một xí nghiệp sơn lớn và có thương hiệu uy tín nhất Sài Gòn và Tp. Hồ Chí Minh sau này là Bạch Tuyết thuộc sở hữu Sở Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh

+ Xí nghiệp sơn nhỏ của Công ty kỹ thuật hóa chất Tp. Hồ Chí Minh thuộc Tổng Cục Hóa Chất (mang tên Nam Sơn từ trước năm 1975 sau 1990 là thương hiệu “Liksho”)

Tổng cộng giai đoạn 1976 -1990 toàn quốc có 12 công ty – xí nghiệp sản xuất sơn lớn nhỏ thuộc sở hữu nhà nước. Các nhà máy có công suất lớn chỉ sản xuất cầm chừng do không đủ nguyên liệu (phụ thuộc nhập khẩu phần lớn gia công cho Bộ vật tư nhà nước theo chất lượng cam kết, theo phần nguyên liệu được phân phối, sản phẩm giao cho người tiêu dùng theo lệnh phân phối của Bộ vật tư. Trong khi đó với sự nhạy cảm của một số người “khéo xoay sở “ trong thị trường sơn lúc này hàng loạt tổ hợp và cơ sở tư nhân sản xuất sơn ra đời đáp ứng hầu như tất cả các loại sơn dầu chất lượng thấp cho người tiêu dùng, và đáp lại người tiêu dùng sẵn sàng mua để “xài”, bất chấp chất lượng tới đâu vì khi sơn xong phải mất 3 -6 tháng sau mới biết rõ tốt xấu.

Tình hình này nếu còn kéo dài thêm ít năm nữa chắc ngành công nghiệp sơn Việt Nam sẽ bị tụt dốc nghiêm trọng về chất lượng sản phẩm – công nghệ, số lượng nhà sản xuất sơn có uy tín ở thị trường và v.v.. rất may tình hình xấu đi chỉ trong thời gian ngắn 1982 – 1986. Từ 1986 với chính sách “đổi mới” toàn bộ cơ cấu kinh tế và xã hội, Việt Nam đã có những cải cách quan trọng về phát triển kinh tế, ngành sơn Việt Nam đã thực sự chuyển mình phát triển mới từ giai đoạn 1990

2.4.           Giai đoạn 1990 – 2008 [4,5,6]

Năm 1986, kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ “đổi mới” với đặc tính của nền kinh tế thị trường, nhưng sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế thị trường, nhưng sự chuyển biến tích cực của ngành sơn chỉ bắt đầu khởi đầu từ năm 1990 để bước vào quá trình hội nhập phát triển với khu vực quốc tế và dần dần ổn định phát triển liên tục tới nay (2008)

Có thể tóm tắt đặc điểm lịch sử phát triển của ngành sơn Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2008 như sau:

 

a-     Quá trình hội nhập (1990 – 1993)

Mức tiêu thụ (chủ yếu sơn trang trí) trung bình # 10.000 tấn/ năm. Sản phẩm chủ yếu do trong nước sản xuất: sơn dầu alkyd chất lượng sản phẩm và công nghệ: không cao, không đáp ứng được yêu cầu về số lượng - chất lượng và chủng loại sơn (nhất là sơn trang trí gốc nước và sơn công nghiệp)

Xuất hiện thương hiệu của các hãng sơn có tên tuổi trong khu vực và quốc tế như: ICI, Nippon, Akzonobel, Jotun, Interpaint, Toa Thái Lan, Uraiphanich…

Các thương hiệu Việt Nam: do 9 công ty và xí nghiệp sơn có trong giai đoạn 1976 - 1986 (trong đó giảm đi 3 xí nghiệp sơn của công ty sơn chất dẻo giải thể và sát nhập vào sơn Á Đông)

 

b-     Bước đột phá về đầu tư (1993 – 1997)

Thuận lợi:

-          GDP trung bình tăng trưởng 8,8%/ năm

-          Ngành xây dựng tốc độ gia tăng mạnh là các yếu tố tích cực cho ngành sơn phát triển.

   Mức tiêu thụ: tăng vọt qua các năm: 10.000 tấn – 1993

                                                                     25.000 tấn – 1996

                                                                     40.000 tấn – 1997

                           Sơn trang trí chiếm tỉ lệ: 80% mức tiêu thụ

                           Sơn tàu biển và bảo vệ chiếm tỉ lệ 20% mức tiêu thụ

 Mức độ đầu tư nước ngoài về sơn đạt mức khoảng 90 triệu USD: có 20 công ty sơn nước ngoài lập nhà máy liên doanh với Việt Nam hoặc 100% vốn nước ngoài, đặc biệt là các công ty có tên tuổi lớn về sơn quốc tế đã nói trên đều có mặt.

Mức độ đầu tư của các nhà làm sơn trong nước: cũng đạt mức đáng khích lệ, ngoài các đơn vị Việt Nam bỏ vốn theo tỉ lệ liên doanh với các công ty sơn nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đầu tư số vốn khoảng 5 triệu USD để lập nhà máy mới mở rộng xưởng sản xuất, lắp đặt trang thiết bị mới, sản xuất sản phẩm mới (nhiều nhất là sơn nước), mua công nghệ nước ngoài (ví dụ sơn tàu biển và bảo vệ)

Kết quả với dòng đầu tư đột phá này từ nước ngoài kéo theo sự chuyển đổi mạnh mẽ của đầu tư trong nước, chất lượng công nghệ sơn tại Việt Nam đã được “thay da đổi thịt” và tạo ra các dòng sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu thị trường. Từ đó làm cơ sở hết sức quan trọng cho bước phát triển nhảy vọt và ổn định cho các năm kế tiếp nhất là từ năm 2000 về sau.

 

c-      Quá trình phát triển ổn định trước thách thức (1997 – 1999)

-          Thách thức phát triển kinh tế Việt Nam: khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á (1997 – 1999) Việt Nam tuy ít chịu ảnh hưởng nhưng cũng tăng trưởng chậm lại qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này là:

-          Mức tăng GDP: (Năm   1996: 9,34%)

                                                1997: 8,15%

                                                1998: 5,76%

                                                1999: 4,77%

                                         (Năm 2000: 6,8%)

-          Vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam)

 

(Năm 1996: vốn FDI đăng ký   : 10,164 tỉ USD)

                                   1997                                  : 5,591

                                   1998                                  : 5,100

                                   1999                                  : 2,565

                        (Năm 2000                                   : 2,839)

                                                            (Nguồn số liệu: Niên giám của Tổng cục Thống kê Việt Nam)

-          Trong bối cảnh đó ngành sơn Việt Nam vẫn đạt tốc độ phát triển 15  - 20% năm và đến hết năm 1999, ngành sơn Việt Nam đã hồi phục sức phát triển với tốc độ cao bắt đầu từ năm 2000 và các năm kế tiếp.

 

d-     Quá trình phát triển với tốc độ cao 2000 – 2007

- Bối cảnh lịch sử: Các nước Đông Nam Á đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng tài chính và nền kinh tế bắt đầu hồi phục và phát triển ổn định. Kinh tế Việt Nam ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng này, tuy có tăng trưởng chậm lại nhưng rất ổn định và ngày càng phát triển mạnh hơn – thể hiện qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế sau đây:

·        Mức tăng GDP/năm: Năm 2000: 6,8%

Ngày cập nhật 2016/07/05 Tác giả: Sưu Tầm
Đặc điểm lịch sử ngành sơn Việt Nam

Viết 1 ý kiến

Têncủa bạn:


Ý kiến của bạn: Chú ý: Không hỗ trợ HTML !

Đánh giá: Tệ           Tốt

Vui lòng nhập số vào ô bên dưới:

Reload

Bài viết liên quan (4)
CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN
Ngày cập nhật 2016/07/05 Tác giả: Sưu Tầm 0 Ý kiến 6485 Xem
CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN SƠN TĨNH ĐIỆN LÀ GÌ? Sơn tĩnh điện là phương pháp sơn phủ tiên tiến với thành phần sơn khô, không dung môi bay hơi. Bột sơn được tích điện và bám trên bề mặt vật sơn, sau đó vật sơn được gia nhiệt và đóng rắn trong lò s..
Chi tiết
Các sản phẩm do Hằng Tín cung cấp
Ngày cập nhật 2016/07/29 Tác giả: BP.Marketing Hằng Tín 0 Ý kiến 7480 Xem
Công ty TNHH Hằng Tín chuyên cung cấp các thiết bị và hóa chất trong ngành Sơn tĩnh điện như sau : -  Máy phun sơn tĩnh điện – súng sơn tĩnh điện Trung Quốc – Đức-Hàn Quốc   - Hóa chất xử lý bề mặt kim loại. Tẩy dầu kiềm(bột) ..
Chi tiết
Quy trình sơn tĩnh điện
Ngày cập nhật 2016/07/31 Tác giả: Sưu Tầm 0 Ý kiến 8960 Xem
Quy trình sơn tĩnh điện được thực hiện như sau: Xử lý bề mặt (Pre-treatment)  Làm khô (Drying) Phun sơn (Spray Painting)  Sấy (Paint Baking) Quy trình sơn Tĩnh điện  Các bước chi tiết của quy trình sơn tĩnh điện bề mặt kim loạ..
Chi tiết
Dây chuyền công nghệ sơn tĩnh điện 
Ngày cập nhật 2016/07/31 Tác giả: Sưu Tầm 0 Ý kiến 7437 Xem
1/  Dây chuyền công nghệ sơn tĩnh điện là như thế nào ? Sơn tĩnh điện bột · Sơn tĩnh điện hay còn được gọi là sơn khô vì tín..
Chi tiết
Từ khóa:

CÔNG TY TNHH HẰNG TÍN

361 Tỉnh Lộ 10,Phường An Lạc A,Q.Bình Tân,Tp.HCM(gần ngã tư An Dương Vương - Bà Hom Q.6)

ĐT : 028 - 3876 0400          Fax : 028 - 6253 8208

Hotline 0903 052 038

BACK TO TOP