Quy trình sơn tĩnh điện
Quy trình sơn tĩnh điện được thực hiện như sau:
Xử lý bề mặt (Pre-treatment)
Làm khô (Drying)
Phun sơn (Spray Painting)
Sấy (Paint Baking)
Quy trình sơn Tĩnh điện
Các bước chi tiết của quy trình sơn tĩnh điện bề mặt kim loại :
Bước 1: Xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn: kim loại nên trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Thông thường được sơn tĩnh điện là kim loại. Ta xét trên bề mặt sắt: Việc xử lý bề mặt pallet nhằm mang lại các yêu cầu sau: Kim loại sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí) Sản phẩm sạch rỉ sét. Sản phẩm không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn. Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại. Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng kim loại vào các bể hóa chất.
Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau: Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ. Bể rửa nước Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl. Bể rửa nước. Bể chứa hóa chất định hình bề mặt. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt. Bể rửa nước.
Các bể này được xây và phủ nhựa Composite, hay làm bằng thép không rỉ. Vật sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.
Bước 2: Sấy khô bề mặt kim loại: Trước khi sơn Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn. Thông thường lò sấy có dạng hình khối. Sản phẩm được treo trên xe gòng và đẩy vào lò. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.
Quy trình sơn Tĩnh điện pallet
Bước 3: Sơn kim loại: Sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn. Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.
Buồng phun sơn có 2 loại:
Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất : Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 180C – 200C trong 10 phút Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas.
Quy trình sơn vỏ máy bơm nước
Quy trình sơn Tĩnh điệnlà một quy trình mà không thể thiếu đối với các loại sơn bề mặt sử dụng trong công nghiệp.
Mọi thông tin liên hệ quý khách vui lòng gửi về
CÔNG TY TNHH HẰNG TÍN
Địa chỉ: Số 361, đường Tỉnh Lộ 10,P.An Lạc A,Q.Bình Tân,Tp.HCM
Điện thoại : 08 - 3876 0400 Fax : 08 - 6253 8208
Hotline: 0903 052 038
Email: congtyhangtin@gmail.com
Ngày cập nhật 2016/07/31 Tác giả: Sưu Tầm
Viết 1 ý kiến
Têncủa bạn:Ý kiến của bạn: Chú ý: Không hỗ trợ HTML !
Đánh giá: Tệ Tốt
Vui lòng nhập số vào ô bên dưới:
Reload
Bài viết liên quan (5)
Ngày cập nhật 2016/07/05
Tác giả: Sưu Tầm
0 Ý kiến 6447 Xem
CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN
SƠN TĨNH ĐIỆN LÀ GÌ?
Sơn tĩnh điện là phương pháp sơn phủ tiên tiến với thành phần sơn khô, không dung môi bay hơi. Bột sơn được tích điện và bám trên bề mặt vật sơn, sau đó vật sơn được gia nhiệt và đóng rắn trong lò s..Chi tiết
Ngày cập nhật 2016/07/05
Tác giả: Sưu Tầm
0 Ý kiến 6891 Xem
Khái niệm về sơn tĩnh điện:
Hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận rằng: hiếm có một công nghệ hiện đại nào được phát minh và đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất, thay thế cho công nghệ cũ mà cho chất lượng cao, vừa hạ giá thành sản phẩm nhưng..Chi tiết
Ngày cập nhật 2016/07/29
Tác giả: BP.Marketing Hằng Tín
0 Ý kiến 7273 Xem
Công ty TNHH Hằng Tín chuyên cung cấp các thiết bị và hóa chất trong ngành
Sơn tĩnh điện như sau :
- Máy phun sơn tĩnh điện – súng sơn tĩnh điện Trung Quốc – Đức-Hàn Quốc
- Hóa chất xử lý bề mặt kim loại. Tẩy dầu kiềm(bột) ..Chi tiết